QUY TRÌNH THI CÔNG PHẦN MÓNG

  1. KẾT CẤU MÓNG LÀ GÌ

Móng là bộ phận cuối cùng của công trình, tiếp nhận toàn bộ tải trọng do kết cấu
bên trên truyền xuống. Thông thường, móng được mở rộng ra xung quanh để làm giảm
áp lực xuống nền. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi công trình xây dựng ở gần
với các công trình có sẵn – móng có thể chỉ bằng hoặc thậm chí còn thu hẹp hơn so với
phạm vi công trình bên trên.

Móng chính là phần kéo dài thêm của công trình và nằm ngầm trong lòng đất.
Móng có nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xuống nền đất

Nền móng là kết cấu xây dựng nằm dưới cùng ( liên kết với cọc, cừ tràm… ), chịu tải trọng trực tiếp từ công trình bên trên quyết định tính bền vững cho toàn công trình.

2. CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI MÓNG

Móng bao gồm: đài móng, giằng móng và cổ cột (nếu có)

Tuỳ theo loại tải trọng, đặc điểm của nền đất và quy mô của công trình mà móng
được cấu tạo thành nhiều dạng khác nhau, sử dụng những loại vật liệu khác nhau để
thoả mãn điều kiện về kinh tế và kỹ thuật.

2.1 Phân loại nền
Nền được chia thành hai loại:
– Nền tự nhiên: đất ở đáy móng có đủ khả năng chịu tải trọng của công trình.
Nền tự nhiên bao gồm các loại nền đất và nền đá.
– Nền nhân tạo: khi nền đất không đủ sức tiếp thu tải trọng của công trình do vậy
phải dung những biện pháp gia cường nhằm làm tăng sức chịu tải và làm giảm độ lún
của công trình.

2.2 Phân loại móng
Có thể phân loại móng theo nhiều cách khác nhau:
– Theo vật liệu làm móng: móng gạch đá, móng bê tông, bê tông cốt thép.
– Theo đặc điểm làm việc của móng: đối với móng nông, có thể phân chia thành
móng cứng, móng mềm; đối với móng cọc, phân chia thành móng cọc đài cao, đài thấp.
– Theo công nghệ thi công móng: móng lắp ghép, móng đổ tại chỗ, móng bán
lắp ghép.
– Theo chiều sâu đặt móng: móng nông, móng sâu.

3. QUY TRÌNH THI CÔNG PHẦN MÓNG

Bước 1: Công tác chuẩn bị trước khi thi công phần móng bao gồm bản vẽ shop drawing, nhân công, vật tư, thiết bị máy móc

Bước 2: Tiến hành định vị tim cọc và ép cọc (nếu thi công móng cọc), xây hoặc dựng cốt pha móng, giằng móng cho móng cọc và cốt pha đà kiềng cho móng đơn.

Bước 3: Đào đất hố móng xung quanh phần cọc đã cố định (nếu có cọc) hoặc đào móng đủ kích thước sâu, rộng theo bản vẽ để đổ bê tông. Sau đó, giữ khô ráo, sạch sẽ, không ngập nước…

Bước 4: Đầm phẳng mặt bằng móng đã cố định sau khi có cốt pha

Bước 5: Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng (đổ lăm le) nhằm làm phẳng mặt hố, hạn chế mất nước của bê tông khi đổ ở trên và biến dạng của đất đai do tác động bên ngoài, bảo vệ bê tông móng.

Bước 6: Tiến hành gia công lắp đặt cốt thép móng theo bản vẽ kỹ thuật, định vị tim cột trước khi đổ bê tông móng, trải thép sàn nếu đổ nền trệt chung với phần móng

Bước 7:  Nghiệm thu với CĐT

Bước 8:  Đổ bê tông móng

Bước 9: Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng

Có thể tháo cốp pha bê tông móng sau 1 – 2 ngày định hình và tiến hành bảo dưỡng thường xuyên bằng cách phun tưới nước lên bê tông và phủ các vật liệu ẩm để giúp bê tông không bị nứt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *